FREE

Hồ sơ

Công ty cổ phần thiết kế & phát triển công nghệ xây dựng Span Quốc gia: Việt Nam Tỉnh thành: Quảng Ninh Ngày tham gia: 08/09/2018 Thành viên vàng Sản phẩm chính: công nghệ Sàn bóng SPAN, công nghệ Sàn hộp SPAN, cốp pha nhựa khung thép SPAN, con kê bê tông mác cao Xem thêm Liên hệ

Video

Bản đồ

Nguyên nhân và cách xử lý vết nứt bê tông mà bạn cần biết

Nguyên nhân và cách xử lý vết nứt bê tông mà bạn cần biết

Trong quá trình thi công các công trình có khối lượng lớn kết cấu bằng bê tông, bê tông cốt thép, một số nhà thầu tiên tiến đã áp dụng những phương pháp bảo dưỡng mới như dùng nước đá để trộn bê tông, khe co giãn, sử dụng bao nylon, đắp bao tải, đắp cát, tưới nước… nhưng vẫn khó tránh khỏi hiện tượng bê tông bị nứt, nhất là những vết nứt có kèm theo rò rỉ nước như sàn sân thượng, tường tầng hầm, bể chứa nước, đập thủy điện…khiến các chủ đầu tư, các nhà tư vấn xây dựng phải lo lắng.

Bài này xin đưa một số nguyên nhân và cách xử lý vết nứt công trình hiệu quả để góp phần sớm đưa công trình vào sử dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

1 . NGUYÊN NHÂN NỨT BÊ TÔNG

Vết nứt trong kết cấu bê tông cốt thép do nhiều nguyên nhân gây nên như do chuyển vị kết cấu, tác động của ngoại lực hoặc do ứng suất nhiệt và ứng suất co ngót xuất hiện trong quá trình chế tạo và sử dụng đặc biệt là các dạng bê tông khối lớn.

a.Theo nguyên nhân xuất hiện:

– Vết nứt do tác động của ngoại lực trong quá trình sử dụng.

– Vết nứt do ứng suất của cốt thép ứng lực trước lên bê tông.

– Vết nứt công nghệ như co ngót bê tông, do kỹ thuật đầm vữa bê tông kém, chưng hấp bê tông không đều, do chế độ nhiệt-ẩm.

– Vết nứt hình thành do cốt thép bị ăn mòn và một số nguyên nhân phụ khác…

b. Theo mức độ nguy hiểm:

– Vết nứt chứng tỏ tình trạng nguy hiểm của kết cấu khi chịu lực.

– Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.

– Vết nứt làm giảm tuổi thọ kết cấu do cốt thép hoặc bê tông bị ăn mòn mạnh.

– Vết nứt thường, vết nứt loại này không gây nguy hiểm cho kết cấu (bề rộng vết nứt thường không vượt quá giá trị giới hạn cho phép của tiêu chuẩn).

2 . PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA VẾT NỨT BÊ TÔNG

Phương pháp sửa chữa vết nứt tiên tiến hiện nay là bơm keo Epoxy như : SL-1400, Sika 752, E500 hoặc E206 vào trong vết nứt.

Ưu điểm các loại Epoxy này đều có độ nhớt thấp nên dễ thấm sâu vào bên trong vết nứt và có tác dụng tăng cường khả năng chịu lực, chống thấm, chống ăn mòn, gia cố kết cấu bê tông và ngăn chặn sự rò rỉ nước. Tại những vị trí đã xử lý chất lượng bê tông tốt hơn bê tông ở những vị trí khác.

Với những công trình lớn, phải có biên bản thống nhất làm việc giữ các bên A-B gồm TVGS-TVTK để đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý phù họp.

Thông thường có các biện pháp như sau:

Với những vết nứt nhỏ và bê tông có độ dày <=30cm ta có thể thi công bằng thủ công. Cho công nhân dùng xilanh bơm keo vào các vị trí nứt

Bê tông có độ dày > 30cm thì phải kết hợp thêm máy bơm áp lực nhắm đưa keo vào khắp các vị trí dù là khó nhất

Với những bề mặt có vết nứt lớn ta thi công xử lý bằng dạng chữ V, nhằm đảm bảo cho bề mặt vết nứt không lan rộng thêm.

Những vết bê tông tạo tâm lý không an toàn cho người sử dụng. Vì thế, một số công trình có xuất hiện vết nứt đã phải tạm ngưng để chờ kiểm định lại và tìm phương pháp sửa chữa, chống nứt bê tông. Cũng có những vị trí phải đập bỏ do không hiểu biết về vết nứt, dẫn tới lãng phí thời gian và tốn kém chi phí do công trình chậm đưa vào sử dụng.

Hy vọng với những điều nêu trên đã giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan nhất về vết nứt bê tông và giải pháp để chống nứt bê tông. Nếu bạn có kinh nghiêm hay kiến thức nào về mảng này, hãy comment nhé !

Nguồn: xaydung2x.blogspot.com