Mua bán công nghệ, mua bán thiết bị, chuyển giao công nghệ, sàn giao dịch công nghệ tỉnh Hưng Yên

Mua bán công nghệ, mua bán thiết bị, chuyển giao công nghệ, sàn giao dịch công nghệ tỉnh Hưng Yên

Mới

Ứng dụng và giải pháp của các cảm biến áp suất cảm biến áp lực

Giá Liên hệ

  • Xuất xứ
  • Bảo hành

Thông tin nhà cung cấp

Cảm biến áp suất là thiết bị dùng để cảm biến lực đẩy các lưu chất đi qua nó. Cảm biến áp suất  với tính năng đo áp suất khí, lỏng, rắn nên dân kỹ thuật thường dựa vào các nhu cầu sử dụng để gọi với các tên khác nhau: cảm biến đo áp suất nước, cảm biến áp suất dầu, cảm biến áp suất khí, cảm biến đo áp suất, cảm biến áp lực dầu, cảm biến áp lực nước….
 
Các loại cảm biến áp suất cảm biếp áp lực thường có các dãy đo -1 đến 0bar, 0-4bar, 0-6bar, 0-10bar, 0-25bar, 0-100bar, 0-250bar cho đến 400bar luôn có sẵn trong kho
 
 
cảm biến đo áp suất không khí
Hình 1: cảm biến áp suất không khí
Lưu ý: Dãy đo cảm biến đo áp suất càng gần với nhu cầu cần đo; thì độ chính xác trong khi đo càng cao. Đây chính là điểm hay nhầm lẫn trong khi mua cảm biến áp suất.
 
Ví dụ: Người dùng có nhu cầu cần đo áp suất đường ống nước là 3 bar chẳng hạn. Thì ta nên chọn cảm biến đo áp suất nước trong khoảng 0-4bar. Nếu chọn cảm biến có dãy đo 0-6 bar, 0-10bar…cũng đo được. Nhưng chắc chắn sẽ không đo chính xác bằng cảm biến dãy 0-4bar
 
Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất – cảm biến áp lực:
nguyên lý cảm biến áp suất khí trời
Hình 2: nguyên lý cảm biến áp suất khí trời
Cảm biến áp suất cảm biến áp lực hoạt động dựa trên nguyên lý:
Khi mà lưu chất tác động vào màng áp cảm biến. Thông qua thiết kế bộ điều khiển trong cảm biến; sẽ đo áp lực các chất khí lỏng rắn tác động thành tín hiệu dòng điện 4-20ma; truyền về trung tâm điều khiển; để biết được khi nào cần tăng hay giảm áp suất các đường ống.
 
Ứng dụng và giải pháp của các cảm biến áp suất cảm biến áp lực:
Tiến độ công nghệ ngày càng tiên tiến hiện đại nên nhu cầu sử dụng các thiết bị đo áp suất khí áp suất nước nhỏ gọn mà tốc độ đo nhanh, độ chính xác cao ngày càng gia tăng.
Trong đó tốc độ nhanh và chính xác; là nhân tố quyết định quan trọng nhất đối với một cảm biến áp suất
 
 
ứng dụng cảm biến áp suất nước cảm biến áp suất khí
Hình 3: ứng dụng cảm biến áp suất nước cảm biến áp suất khí
Sau đây là vài ứng dụng cơ bản của các loại cảm biến áp suất
 
Đối với các thiết bị công nghiệp:
Cảm biến áp suất dùng để giám sát kiểm soát nguồn lực do lưu lượng các chất khí, lỏng, rắn đi qua nó.
Dựa vào tín hiệu truyền về của cảm biến mà các thiết bị điều khiển trung tâm có thể biết được áp lực bất thường khi dòng lưu chất đi qua (như tăng áp hoặc giảm áp đột biến..); từ đó sẽ tăng giảm áp suất một cách hợp lý để áp suất dòng chảy trở lại bình thường
Vì vậy việc đặt một cảm biến ở đúng nơi lưu chất đi qua là rất quan trọng liên quan đến độ chính xác nhất khi đo.
 
Giải pháp đo lường cho cảm biến áp suất cảm biến đo áp suất:
giải pháp đo lường cảm biến áp suất nhiên liệu
Hình 4: giải pháp đo lường cảm biến áp suất nhiên liệu
Hình 3 ở trên là tín hiệu cảm biến truyền về trực tiếp bộ hiển thị và cho ra thông số áp suất cần đo
 
Theo hình 4 ta thấy rõ sự kết hợp của cảm biến áp suất với bộ chia tín hiệu analog ra 2 ngõ 4-20ma. 1 tín hiệu dòng điện 4-20ma truyền về bộ hiển thị hoặc bộ điều khiển và 1 tín hiệu dòng điện truyền về thiết bị lập trình PLC
 
Nếu trường hợp ta muốn chia tín hiệu dòng điện ra cùng 1 lúc analog 4-20ma như trên hoặc 2 tín hiệu 0-10V hoặc một tín hiệu analog kết hợp với một tín hiệu relay ta có thể tham khảo thêm:
 
Thiết bị chia tín hiệu analog 4-20ma 0-10v cho các biến đo áp suất
 
Liên hệ tư vấn báo giá cảm biến áp suất SR1 Georgin – France:
 
Kỹ sư cơ điện – Mr Thành
 
SĐT: 0972 56 05 06 – 0931 429 989
 
Những lưu ý chọn cảm biến áp suất cảm biến áp lực khi mua:
Điều đầu tiên là phải xác định dòng lưu chất đi qua là khí – lỏng hay rắn để xác định cảm biến cần mua là cảm biến áp suất khí – lỏng, hay cảm biến lưu lượng chất rắn
Thang đo bao nhiêu bar ?
Độ chính xác trong khi đo ?
Thời gian xử lý của cảm biến đo áp suất nhanh không ?
Kết cấu cảm biến áp lực bằng vật liệu gì là tốt nhất ?
Ren kết nối loại nào ?
Có cần chống rung cho cảm biến hay không ?
Đầu ra input: dòng analog 4-20ma hay 0-10V, 0-5V… ?
Bảng các ren kết nối và thang đo lựa chọn dãy đo cho cảm biến áp suất:
Khi lựa chọn các loại cảm biến áp lực nước, cảm biến áp lực dầu hay cảm biến áp suất khí… ta nên dựa vào bảng dưới đây để lựa chọn loạicảm biến đo áp suất sao cho phù hợp nhất để đạt hiệu quả cao trong khi đo:
Các ren kết nối cảm biến đo áp suất:
Ren kết nối cảm biến áp suất nồi hơi
Ren kết nối cảm biến áp suất nồi hơi
Trong đó G1/2 và G1/4  là 2 loại ren kết nối thường được dùng nhiều nhất.
Lưu ý: Trường hợp ren kết nối cảm biến áp suất thấp không khớp với vị trí lắp đặt ta có thể dùng kết hợp những ren kết nối bán riêng lẻ ở ngoài thị trường để nối với cảm biến áp suất sao cho phù hợp.
 
Thang đo của cảm biến áp suất – cảm biến đo áp lực:
thang đo các loại cảm biến đo áp suất thủy lực
thang đo các loại cảm biến đo áp suất thủy lực
Ta có thể dựa vào nhu cầu sử dụng thông số đo kết hợp với  bảng lựa chọn thang đo để xác định loại cảm biến áp suất cần dùng.
Theo bảng trên ta thấy đơn vị đo áp suất thường dùng là bar. Vậy nếu thang đo ta lựa chọn không có sẵn hoặc là các đơn vị khác thì ta nên đối chiếu bảng chuyển đổi đơn vị áp suất để đưa về đơn vị bar
Chuyển đổi đơn vị áp suất
Đơn vị đo áp suất
Đơn vị đo áp suất
Đơn vị quy đổi chung của cảm biến đo áp suất là bar. Dựa vào bảng chuyển đổi đơn vị áp suất để chuyển đổi tất cả các đơn vị đo như: kg/cm2 , atm, mmhg, mmH2O, inH2O…. ra tất cả ra đơn vị bar.
Một ví dụ điển hình về chuyển đổi đơn vị áp suất:
Khi ta dùng cảm biến đo áp suất 4-20ma cho một van điều khiển áp suất nước 1.5 kg/cm2
Khi đó dựa vào bảng chuyển đổi đơn vị sẽ chuyển 1.5 kg/cm2 = 1,4709975 bar tương đương với 1.5 bar từ đó ta sẽ xác định được mình dùng loại cảm biến bao nhiêu bar là tốt nhất ( ở đây ta sẽ dùng cảm biến dao động 1.5 – 2 bar để đo cho van 1.5 kg)
Bạn đọc có thể tham khảo bảng đơn vị đo áp suất tại đây:
Tổng hợp bảng chuyển đổi các đơn vị đo áp suất 
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về cảm biến đo áp suất cảm biến áp lực hay còn có các tên gọi khác như cảm biến áp lực dầu, cảm biến áp suất dầu, cảm biến áp suất khí,cảm biến áp suất nước….
 
Giải đáp vài thắc mắc của bạn đọc:
Trước giờ có nhiều bạn sinh viên ngành kỹ thuật thường hay hỏi vài câu hỏi đại loại như: mạch cầu wheatstone ? áp suất là gì?
áp suất 1 bar là gì ? nguyên lý ống siphon ? ….
Nay tôi xin giải đáp ngắn gọn đến bạn đọc:
Áp suất là tác động lực của lưu chất lên bề mặt diện tích của một vật
Ví dụ về áp suất nước:
Khi ta cho nước vào một cái chai nhựa; lắc nhẹ thì lực nước tác động vào thành chai tạo nên một áp suất nước trong chai.
Ví dụ về áp suất khí:
Khi bánh xe mềm ta bơm một lượng hơi vào trong ruột bánh xe; lượng khí bơm vào tác động lên thành ruột làm bánh xe căng phồng ra. Tạo một áp suất khí dưới dạng tăng áp suất
Ống siphon thực ra ống siphon là một phụ kiện kèm theo có công dụng dùng để tả nhiệt hay làm mát thiết bị giúp thiết bị chịu đựng tốt trong môi trường nhiệt độ cao
Mạch cầu wheatstone là thành phần vi mạch trong cảm biến áp suất, là một vi mạch điện tử được ứng dụng rộng rãi bởi tính chính xác và độ bền cao
Áp suất 1 bar là phạm vi dãy đo mà áp suất có thể hoạt động được
Mọi thắc mắc mời bạn đọc comment phía dưới hoặc liên hệ để được giải đáp:
Liên hệ để được tự vấn:
Công Ty TNHH Kỹ Thuật Tự Động Hưng Phát
Kỹ sư cơ điện
Trưởng phòng kinh Doanh: Mr thành
Hotline: 0972 560 506
Zalo: 0972 560 506
Email: thanh.nguyen@huphaco.vn
Địa Chỉ: Số 12, Đường 310, Phường Phú Hữu, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh

Đăng ký nhận bản tin online

Cập nhật các thông tin mới nhất về thị trường công nghệ